Kiến thức của bạn - Niềm vui chung của chúng tôi - Nụ cười của bệnh nhân

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Gãy xương đùi


Xương đùi là xương lớn nhất, khỏe nhất, Thân xương đùi được giới hạn từ bờ dưới mấu chuyển lớn đến bờ trên lồi cầu ngoài 5cm (như hình trên). Xương đùi là một xương có sự chống đỡ đặc thù đối với mọi chấn thương do cấu trúc giải phẫu của nó. Đó là do 3 độ cong sinh lý và sự bố trí vùng chịu lực.
Vì là một xương lớn có nhiều cơ mạnh bám vào nên gãy xương đùi thường do chấn thương mạnh, do vậy dễ gây ra choáng mà cần xử lý cấp cứu là bồi phụ tuần hoàn và bất động.
Thường xảy ra ở lứa tuổi lao động 12-15% và ngày nay gặp nhiều trong tai nạn lưu thông.
Gãy xương đùi được phân loại theo giải phẫu học và vị trí đường gãy: 1/3  trên,1 /3 giữa, 1/3 dưới. Gãy đầu trên, đầu dưới, gãy lồi cầu đùi, gãy liên mấu chuyển… tùy từng vị trí gãy, đường gãy… sẽ có phương pháp điều trị cụ thể.
Sinh lý giải phẫu
Gãy đầu trên xương đùi Phân loại gãy đầu trên xương đùi theo AO

Vị trí gãy ở vùng 5cm dưới mấu chuyển bé. Đây là vị trí gãy có nhiều di lệch phức tạp do sự co kéo mạnh của các khối cơ theo nhiều hướng khác nhau ở đầu trên xương đùi.
Các cơ mông rất mạnh bám vào vùng mấu chuyển lớn, khi co kéo gãy đầu trên dạng và xoay ra ngoài.
Cơ thắt lưng chậu bám vào mấu chuyển bé làm đầu trên gập ra trước.
Kết quả là gây gập góc và di lệch nhiều. 
Các cơ khép và cơ thẳng trong kéo mạnh đoạn dưới vào trong và xoay ra ngoài.
Gãy thân xương đùi
Ít có sự di lệch phức tạp so với đoạn gãy trên, ống tủy hẹp đều và có hình trụ trên một đoạn dài, tính chất này thuận lợi cho việc áp dụng đóng đinh nội tuỷ hơn là áp dụng các phương pháp điều trị khác.
Gãy đầu dưới xương đùi
Đường gãy thường là ngang hoặc chéo xuống dưới và ra trước. Đoạn gãy trên dễ bị co kéo mạnh và đâm  thọc vào khối cơ duỗi đùi, trong khi đó đoạn dưới bị kéo ra sau bởi khối cơ sinh đôi, do vậy dễ gây thương tổn bó mạch  – thần kinh ở phía sau.
Lâm sàng
Nguyên nhân
Thường do một chạm thương mạnh trực tiếp như tai nạn lưu thông, hoặc một chạm  thương gián tiếp kết hợp với gấp và vặn xoắn. Thường gặp ở người lớn và trẻ từ 3-5 tuổi.
Đường gãy
Gồm có gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn, gãy 2 ổ hoặc gãy vụn.
Đường gãy ngang: Thường do gập góc, dạng gãy này sau khi nắn tốt thì   thường vững chắc hơn các dạng gãy khác.
Đường gãy chéo, xoắn: Thường do gập góc kèm theo vặn xoắn cơ thể.
Dạng gãy này không vững chắc sau khi nắn.
Sự di lệch
Tuỳ theo vị trí gãy và có các hình thái di lệch khác nhau. Các di lệch thường gặp là gập góc, lệch sang bên, chồng lên nhau, xoay ngoài của đoạn gãy xa.
Thăm khám lâm sàng
-Bệnh nhân có thể đau dữ dội ở vùng đùi.
-Mất cơ năng hoàn toàn, bệnh nhân không thể nhấc chân lên được.
-Cần phải nghĩ đến choáng có thể xảy ra để đề phòng và điều trị
Khám tại chỗ thường thấy rõ các biến dạng đặc thù:
-Gập góc, làm đùi có dáng  vòng quai do mở góc vào trong nhất là khi gãy ở đoạn trên xương đùi.
-Đùi sưng to.
-Chi thường ngắn so với bên lành.
Bàn chân xoay ngoài, bờ ngoài bàn chân nằm sát mặt phẳng nằm của bệnh nhân. Đối với gãy thấp, do đầu gãy xa bị kéo ra sau dễ chèn vào bó mạch, thần kinh, ổ khoeo, do vậy cần xác định rõ có tổn thương mạch máu, thần kinh hay không. Chú ý vận động gấp duỗi bàn chân hoặc vùng mất cảm giác ở gan chân và một vùng nhỏ trước cổ chân trong trường hợp có chèn ép thần kinh hông khoeo.
Ngoài ra cần khám kỹ vùng háng và gối để phát hiện các thương tổn phối hợp như vỡ ổ cối, trật khớp háng, đứt dây chằng chéo sau, vỡ xương bánh chè.
Cần khám kỹ bàn chân để phát hiện các thương tổn do đa chấn thương.
Chú ý sọ não, cột sống, vỡ tạng trong ổ phúc mạc.
X quang
Mặc dù chẩn đoán bằng X quang là cần thiết, nhưng cần khám kỹ lâm sàng  để tránh bỏ  sót thương tổn. Một số trường hợp bỏ sót trật khớp háng trong gãy thân xương đùi vì chỉ chụp giới hạn ổ gãy. Do vậy để có một phim X quang tốt cần chú ý:
-Chụp lấy được 2 khớp của  đầu xương gãy ít nhất hai bình diện thẳng và nghiêng.
-Chụp xương bên lành để so sánh nếu thấy cần thiết.
Biến chứng
-Choáng
-Choáng có thể thoáng qua nhờ giảm đau bởi bất động tạm thời tốt, choáng này thường do đau đớn.
-Choáng có thể do mất máu của ổ gãy, cần đo vòng đùi để ước lượng, nếu vòng đùi quá căng so với bên lành có thể mất quá 500ml ở người 50kg.
-Mất mạch ở khoeo và cổ chân
Nguyên nhân do động mạch đùi bị đứt  hoặc do chèn ép của đoạn gãy xa nhất là gãy đầu dưới xương đùi, gãy trên lồi cầu xương đùi. Hoặc có thể do máu từ ổ gãy tràn vào chèn ép động mạch khoeo. Triệu chứng có thể biểu hiện với đau nhức vùng cẳng chân, tê rần đầu chi, vùng cẳng bàn chân lạnh,  tại vùng hỏm khoeo rất căng.
Khi chẩn đoán có sự chèn ép hoặc đứt mạch ở khoeo phải giải phẫu ngay để nối  mạch hoặc giải phóng chèn ép.
-Tắc mạch do mỡ
Hiếm gặp, cần chú ý khi: Gãy xương nhiều mảnh.
-Dập mô mềm nhiều.
-Đe doạ choáng hoặc có choáng.
-Xuất huyết kết mạc mắt, da.
-Khó thở.
-PCO2 máu tăng cao.
-Có váng mỡ trong nước tiểu.
-Cần phải cấp cứu  kịp thời vì tỷ lệ tử vong  cao.
Nguyên tắc điều trị
Sơ cứu, cấp cứu
Cần bất động tạm thời và chống choáng. ở người lớn có thể mất  đến 1 lít máu qua ổ gãy. Nếu bất động kém sẽ gây thêm đau đớn  và có thể choáng nặng nguy hiểm  đến tính  mạng. Do vậy cần phải  chống choáng, cần truyền  1-2  lít dịch và truyền máu nếu có, sau đó kiểm tra đã bất động tốt chưa rồi mới vận chuyển  đến nơi điều trị thực thụ.
Nếu ổ gãy có xây xát da hoặc có vết thương  rộng cần băng ép vô trùng, dùng kháng sinh mạnh đường tĩnh mạch và thuốc chống uốn ván.
Bất động xương đùi vững chắc đòi hỏi phải đặt nẹp quá chậu hông, có loại nẹp khá tiện dụng là nẹp Thomas – Lardennois, vừa bất động vừa kéo liên tục  nhẹ và cố định nhanh chóng nhất là trong trường hợp có hàng loạt chấn thương. Trong điều kiện ở Việt Nam có thể dùng nẹp tre, gỗ. Nẹp phải to bản (10cm) và dày  (1cm). Có  thể dùng 2 hoặc 3 nẹp, thường dùng 2 nẹp: 1 đặt  ở ngoài  từ nách đến quá mắt cá ngoài; 1 nẹp ở háng đến mắt cá trong.
Điều trị thực thụ
Do xương đùi  to chắc, có nhiều cơ mạnh bám cho nên dù nắn tốt cũng không thể cố định tốt trong bột được, rất dễ bị di  lệch thứ phát. Hiện nay phương pháp điều trị chỉnh hình chủ yếu áp dụng cho trẻ < 12 tuổi-còn tùy vào từng trường hợp cụ thể, ngoài ra phần lớn phải phẫu thuật.
Phương pháp chỉnh hình
Bó bột:
Chỉ áp dụng cho trẻ em, các trường hợp gãy nhiều mảnh ít di lệch, gãy không di lệch, gãy cài nhau. Ngoài ra trong hoàn cảnh nước ta các nơi không đủ điều kiện vô trùng, thiếu thốn dụng cụ, kinh tế khó khăn thì đây là phương pháp duy nhất.
Cần tiêm giảm đau toàn thân nếu có, thường dùng morphin (10mg/50kg) sau khi loại trừ các  chống chỉ định. Ngoài ra có thể gây tê ổ gãy với xylocain (30-50ml) (1%).
Sau khi cho giảm đau khoảng 10  phút, cần tiến hành nắn sửa trên bàn chỉnh hình. Kéo từ từ trong 10 phút sửa di lệch chồng ngắn (đo chiều dài tuyệt đối 2 chi  bằng nhau). Sau đó sửa di lệch xoay và làm cài hai đầu xương vào nhau rồi  sửa các di lệch ngang. Giữ yên tư thế nắn (đùi dạng 300 so trục cơ thể, gối hơi gấp 1700), sau đó bó bột chậu-lưng-chân; bột giữ khoảng 2-3 tháng tùy tuổi cũng như đường gãy. Trong thời gian bó cho bệnh nhân đi lại trên nạng, không chống chân đau. Nên kiểm  tra X quang hàng  tuần cho đến khi thấy xương liền chắc.
Sau hai tháng khi  thấy xương đã liền có thể cho  đi trên bột từ 1-2 tháng nữa. Sau khi mở bột bệnh nhân tập đi chống chân đau có nạng, dần dần cơ tứ đầu, khớp háng và gối sẽ phục hồi từ 6 tháng đến một năm.
Kéo liên tục xuyên qua xương (thường xuyên qua vị trí lồi củ xương chày): thường áp dụng đối với trẻ em (không mổ), người già, gãy hở, gãy vụn, gãy bệnh lý, tổng trạng kém hoặc kéo trong thời gian chờ mổ.
Việc kéo được thực hiện qua trung gian một móc kéo với tạ # 1/7 trọng lượng cơ thể, kéo theo trục xương  đùi.
Có thể xuyên đinh qua lồi củ trước xương chày để  kéo trong trường hợp gãy 1/3 dưới, bất tiện là giãn dây chằng khớp.
Hoặc kéo xương qua các lồi cầu xương đùi, cho phép kéo trực tiếp trên xương đùi, không sợ giãn dây chằng gối  nhưng bất tiện là gây trở ngại cho kết hợp xương sau này.
Cần dùng đinh to (Steimann 4mm).
Nên kéo trên giàn Braun, gối gấp nhẹ, bàn chân 900. Đùi nên giữ ở sau để tránh sự giãn quá mức.
Trong thời gian kéo nên kiểm tra lâm sàng  hằng ngày và X quang hàng tuần để điều chỉnh tạ kéo, bắt đầu giảm trọng lượng tạ dần dần từ tuần  8 và sau 6 tuần có thể làm  bột chậu-lưng-chân. Trong thời gian kéo tạ cần tập vận động cơ tứ đầu, các khớp để tránh các biến chứng sau khi  đã liền xương.
Có thể xuyên đinh qua lồi củ trước xương chày để kéo trong trường hợp gãy 1/3 dưới, bất tiện là giãn dây chằng khớp.
Hoặc kéo xương qua các lồi cầu xương đùi, cho phép kéo trực tiếp trên xương đùi, không sợ giãn dây chằng gối nhưng bất tiện là gây trở ngại cho kết hợp xương sau này.
Điều trị phẫu thuật
Là phương pháp điều trị hữu hiệu tích cực nhất hiện nay.
Đóng đinh nội tủy:
Áp dụng cho các trường hợp gãy thân xương đùi, tốt nhất đoạn 2/4 giữa, áp  dụng trong tất cả cáctrường hợp gãy ngang, chéo, nhiều mảnh, gãy 2 ổ.  Đóng đinh nội tủy được xem là phương pháp tốt nhấthiện nay. Nhờ màn tăng sáng, người ta đóng đinh không mở ổ gãy và có khoan rộng ống tủy. Để chống xoay của đoạn gãy xa người ta tăng cường chốt ngang qua xương. Trong trường hợp đường gãy thấp ở đoạn 1/3 giữa và dưới, có thể tiến hành đóng đinh nội tủy có chốt ngang ngược dòng từ đầu dưới xương đùi.
Đóng đinh nội tủy có chốt xương đùi
Đóng đinh nội tủy có chốt xương đùi
Đối với gãy vụn có thể không cần khoang ống tủy, chỉ mang tính chất  sắp xếp xương  thẳng trục, người ta kéo liên tục tăng cường 2-3 tuần đến khi có can để chống xoay.
Trong điều kiện thiếu phương tiện ở Việt Nam, thường đóng đinh ngược dòng mở ổ gãy. Sau một tuần bắt đầu cho chống chân xuống đất và tập đi với nạng trong các trường gãy vững.
Kết hợp xương bằng nẹp vít:
Ưu điểm là nắn hoàn chỉnh đoạn xương gãy, tập vận động sớm.
Nhược điểm:
Làm chậm liền xương.
Giới hạn các vận động  cơ do  bóc tách khi mổ.
Nhiễm trùng.
Kết hợp xương nẹp vít thường áp dụng trong các trường hợp gãy gần các đầu xương.
Cố định ngoài:
Được áp dụng trong các trường hợp gãy hở  với thương tổn phần mềm và thương tổn mạch máu thần kinh.
Dự phòng
Tuyên truyền và giáo dục trong cộng đồng về luật giao thông và lao động.
Cần giáo dục cộng đồng sơ cứu tại chỗ và bất động gãy xương tốt các trường hợp gãy xương để hạn chế các biến chứng trong gãy xương  và choáng.
Đối với các tuyến y tế cơ sở cần chẩn đoán sớm, xử lý đúng và chuyển lên tuyến y tế chuyên khoa điều trị sớm để giảm thiểu các biến chứng do gãy thân xương đùi.
Giáo dục cho bệnh nhân tập luyện phục hồi chức năng sau điều trị.

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Các hội chứng chèn ép dây thần kinh ngoại biên

Chèn ép dây thần kinh gây rối loạn cảm giác vận động cho vùng thần kinh bị chèn ép, vị trí chèn ép thần kinh bao gồm: rễ, đám rối, thần kinh ngoại biên. Bài viết này nói về chèn ép dây thần kinh ngoại biên liên quan đến thần kinh giữa, trụ, quay, chày.
1. Chèn ép thần kinh giữa:
Gessini báo cáo 228 BN bị chèn ép TK giữa thì có 88,2 % bị hội chứng ống cổ tay, 10,5 % bị hội chứng cơ sấp tròn, 1,3 % bị hội chứng thần kinh gian cốt trước
1.1 Hội chứng ống cổ tay:
+ HC OCT (hội chứng ống cổ tay) là tình trạng thần kinh giữa trong ống cổ tay bị chèn ép viêm sưng nề gây tê các đầu ngón tay, nhiều nhất là ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngón đeo nhẫn.
+ Nguyên nhân: Hầu hết không biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh lý này, nhưng thường xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh; có thai hoặc sau sinh nở; hay những người làm việc sử dụng nhiều động tác cổ và bàn tay như công nhân xây dựng, thợ may thêu, vận động viên cử tạ thể hình và thể dục dụng cụ…
Thần kinh giữa bị chèn ép gây tê bàn, ngón tay
+ Cận lâm sàng: Điện cơ (+)
+ Điều trị: Nếu bệnh ở giai đọan sớm, có thể điều trị bằng thuốc đặc trị, đeo nẹp tay hỗ trợ, ngưng làm động tác có thể làm nặng triệu chứng, và bài tập điều trị đặc biệt. Tuy nhiên biện pháp này chủ yếu làm chậm quá trình tổn thương thần kinh giữa chứ không giải quyết được nguyên nhân chính của bệnh (dây chằng ngang chèn ép thần kinh giữa).
Nhưng nếu bệnh không hết, hoặc ở giai đọan muộn hơn, phẫu thuật giải phóng dây thần kinhkhỏi bị chèn ép là phương pháp điều trị tối ưu. Phẫu thuật (tiểu phẫu) đơn giản và hiệu quả, bệnh nhân không phải nằm lại bệnh viện, và thời gian phục hồi nhanh.
gp_oct
Thần kinh giữa trước (trái) và sau (phải) sau khi phẫu thuật giải phóng bằng cách cắt bỏ dây chằng ngang.
Thời gian phẫu thuật kéo dài khoảng 30 phút, bệnh nhân có thể về ngay (vì chỉ gây tê tại chỗ). Sau khi gây tê, đường mổ nhỏ 1 cm ngay giữa cổ tay và được may thẩm mỹ lại vết thương (khó thấy đường mổ sau khi lành). Sau mổ 1 tuần cắt chỉ, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn bài chuyên tập phục hồi vận động cổ-bàn tay để tự tập tại nhà. Bệnh nhân sẽ cảm thấy bớt ngay triệu chứng tê buốt và trở lại sinh hoạt hàng ngày.
Hình ảnh bàn tay bệnh nhân bị HC OCT không điều trị.
Cơ mô cái bị teo gần như hoàn toàn. Những trường hợp này nếu có phẫu thuật thì cũng rất
khó hồi phục hoặc hồi phục rất chậm.
1.2 Hội chứng cơ sấp tròn
1951 Seyfferth mô tả đầu tiên, với tỷ lệ Nữ / Nam = 4, thường gặp những người có công việc: nắm tay chặt, nhiều : công nhân, thợ mộc, cử tạ, tennis
– Các vị trí chèn ép:
1. Cơ sấp tròn 2.Cân cơ gấp chung các ngón nông 3. Cân cơ nhị đầu 4.Dây chằng Struthers
-Triệu chứng: Đau mặt trước trên cẳng tay, đôi lúc có ở mô cái; tê lòng bàn tay 3,5 bên ngoài; đặc biệt không tê vào ban đêm. Khám lâm sàng: Test Grainor; Test đối kháng (+)
Phân biệt hội chứng ống cổ tay và hội chứng cơ sấp tròn:
1.3 Hội chứng thần kinh gian cốt trước:
+ Kiloh và Nevin mô tả đầu tiên năm 1952. TKGCT chi phối: gấp ngón cái dài, gấp chung các ngón II,III sâu, sấp vuông, khi bị chèn ép thần kinh gây liệt các cơ đó.
+ Triệu chứng: Đau ở mặt trước trên cẳng tay, tăng khi sấp ngửa cẳng tay và không tê, gấp ngón cái và II, III yếu, khó nhặt vật nhỏ
+ Cận lâm sàng: EMG (+) : 80% – 90%; MRI: hiếm khi phát hiện
+ Điều trị: Nghỉ ngơi; Nẹp; Thuốc: kháng viêm, vitamin B12, Chích Corticoid
Phẫu thuật: Còn nhiều bàn cãi Theo Miller: tự khỏi sau 6 tháng: 80% sau 12 tháng: 100% ; Theo Schantz: điều trị bảo tồn chỉ khỏi 40% Theo Spinner: mổ sau 3 tháng điều trị bảo tồn thất bại
– Một số trường hợp bị chèn ép ở cả hai nơi: HCOCT + HCCST; HCOCT + HCTKGCT; HCCST + HCTKGCT (hay gặp)
2. Chèn ép thần kinh quay: bao gồm: (1).Hội chứng thần kinh gian cốt sau; (2).Hội chứng ống thần kinh quay; (3).Hội chứng nhánh nông thần kinh quay
2.1 Hội chứng thần kinh gian cốt sau
+ Guillain và Cowtellenant mô tả đầu tiên năm 1905.
+ Thường gặp ở BN :
– Sấp ngửa cẳng tay nhiều: bartender, violonist…
– Một số u lành vùng khuỷu: lipoma, ganglio, viêm bao hoạt mạc ở VĐK
+ Lâm sàng: yếu, không duỗi được các ngón
+ Cận lâm sàng: Điện cơ (+) : > 90%; MRI: u, phì đại cơ….
2.2 Hội chứng ống thần kinh quay:
+ Năm 1883: mô tả như “bệnh lý tennis’ elbow dai dẳng” đến năm 1972: xác nhận Hội chứng ống thần kinh quay.
+ Lâm sàng: Đau ử vị trí dưới mỏm trên lồi cầu 3-4cm, lan dài xuống cẳng tay, mặt sau ngoài.Rất dễ lầm với tennis elbow Mill’s test (+)
+ Cận lâm sàng: Điện cơ (-)
+ Điều trị: Nghỉ ngơi ; Nẹp; Thuốc: kháng viêm, TK ngoại biên; Chích corticoid: Giúp chẩn đoán và điều trị; Phẫu thuật: sau 3 tháng điều trị bảo tồn thất bại Theo tác giả Hashizume: 94%, Lister : 95% phục hồi sau mổ
2.3 Hội chứng nhánh nông thần kinh quay(Hội chứng Watenberge)
+ Tác giả Watenberge mô tả đầu tiên năm 1932.Thường gặp ở BN : bị còng, đeo đồng hồ, vòng…
+ Lâm sàng: Dễ nhầm với hội chứng De Quervain
Phân biệt hội chứng nhánh nông TK quay và hội chứng De Quervain
3. Chèn ép thần kinh trụ: Bao gồm: Hội chứng ống thần kinh trụ và hội chứng ống Guyon.
3.1 Hội chứng ống thần kinh trụ:
+ Hay gặp thứ hai sau HCOCT
+ Nguyên nhân:
– sau chấn thương (phần mềm, gãy trên hai lồi cầu, gãy mỏm khuỷu…)
– gấp khuỷu nhiều: nằm ngủ gối tay, nghe điện thoại ( HC cell phone )…
+ Lâm sàng: đau từ khuỷu xuống ; tê: mặt trong cẳng tay, ½ ngón IV, ngón V Dấu “vuốt trụ”; Tinel (+); Test Fromnent; Test gấp khuỷu
+ Điều trị: Nghỉ ngơi; Nẹp : chống gấp khuỷu quá 900; Thuốc: kháng viêm,TK ngoại biên
Phẫu thuật: Giải ép TK trụ hay chuyển TK trụ ra trước.
3.2 Hội chứng ống Guyon:
+ Nguyên nhân:
– tự phát: hay đi kèm HCOCT
– u : lipoma, ganglion, u Schwannoma…
– bất thường phần mềm xương, cổ tay
– vận động quá mức cổ tay, lập đi lập lại
– cầm nắm quá chặt: cử tạ, đua xe đạp
– vi chấn thương: máy rung…
+ Triệu chứng: Phụ thuộc vùng tổn thương
– Vùng I: Cảm giác + Vận động
– Vùng II: Vận động
– Vùng III: Cảm giác
Cảm giác: Đau cổ tay, tê ngón IV,V, tăng vào buổi sáng , Tinel’s (+), Phalen (+)
Vận động: Teo cơ ; Dấu vuốt trụ ; Froment (+); Watenberg (+)
+ Điều trị: Nghỉ ngơi; Nẹp : bất động cổ tay ; Thuốc: kháng viêm,TK ngoại biên; Phẫu thuật: Giải ép TK trụ
4. Thần kinh chày:
Hội chứng ống cổ chân:
+ Đây là tình trạng chèn ép thần kinh chày ở vùng ngay sau mắt cá trong
+ Nguyên nhân: Phần lớn không có nguyên nhân. Một số trường hợp có nguyên nhân do bị chèn ép thần kinh vùng này chẳng hạn như u, mô xơ dính sau chấn thương, gãy xương vùng mắt cá trong. Đôi khi bệnh xảy ra ở phụ nữ mang thai mà nguyên nhân được lý giải cho rằng do tình trạng phù chân gây ra.
+ Lâm sàng: cảm giác đau, nóng gan bàn chân, cảm giác châm chích Triệu chứng xuất hiện rõ hơn khi đi giày. Sau thời gian nghỉ ngơi triệu chứng giảm bớt. Dấu Tinel (+)
+ Cận lâm sàng: Điện cơ (+)
+ Điều trị: Nội khoa bao gồm nghỉ ngơi, thuốc kháng viêm giảm đau, giảm sưng nề, thuốc hỗ trợ thần kinh. Các bài tập căng gân vùng này cũng được chỉ định. Phẫu thuật khi điều trị nội khoa thất bại, nguyên nhân chèn ép thần kinh rõ ràng.

Bài đăng xem nhiều

Giáo trình bộ y tế

.

Dành cho sinh viên

.

loạt sách atlas Netter

.

Series sách của oxford

.

Bệnh lý & phẩu thuật cột sống